Các hãng bảo hiểm lợi dụng "Số 0 tuyệt đối" nồng độ cồn để từ chối bồi thường như thế nào?

Tác giả: Lê Ngọc Quang Ngày đăng: 02/05/2023

Ngày 2/10/2021 xe Mitsubishi Xpander BKS 30G-873.47 của ông Tạ Văn Phong do lái xe Lê Tiến Dũng điều khiển, va chạm với 1 xe đạp điện trên QL32 (huyện Ba Vì, Hà Nội)

- Kết quả điều tra của CSGT: “Đang di chuyển trên đường lúc trời mưa, điện thoại di động của anh Dũng để ở ghế phụ bên phải có chuông, anh Dũng ngoảnh mặt sang phải để nhìn và thiếu tập trung quan sát phía trước, đâm vào xe đạp điện do chị Ngọc điều khiển, làm chị Ngọc bị thương”.

- Biên bản làm việc giữa CSGT với BV huyện Ba Vì: “Tiến hành xét nghiệm nồng độ cồn (máu) của người bệnh Lê Tiến Dũng, chỉ định xét nghiệm lúc 13h35 ngày 2/10/2021. Kết quả 1,85mmol/L, chỉ số bình thường <10".

Vì vậy, cơ quan công an ra kết luận vụ TNGT là do thiếu tập trung chú ý quan sát, CSGT không xử phạt mà chỉ tuyên truyền nhắc nhở đối với anh Dũng để phòng ngừa chung.

Tuy nhiên, quá trình thu thập hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm, chủ xe Tạ Văn Phong bị Tổng công ty CP bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (Bảo hiểm BSH) từ chối bồi thường với lý do “người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở”.

KẾT QUẢ: Sau 2 năm khiếu nại và khởi kiện, ngày 15/3/2023 vừa qua, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tuyên Bảo hiểm BSH phải bồi thường cho ông Tạ Văn Phong (chủ xe Mitsubishi Xpander BKS 30G-873.47) số tiền 299,3 triệu đồng và lãi trả chậm 29,1 triệu đồng.

Ngoài ra, do thua kiện nên bảo hiểm BSH phải chịu toàn bộ án phí sơ thẩm là 16,4 triệu đồng, tương ứng 5% giá trị phải bồi thường.

Bạn đang xem: Các hãng bảo hiểm lợi dụng "Số 0 tuyệt đối" nồng độ cồn để từ chối bồi thường như thế nào?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon